Chat with us, powered by LiveChat

Bệnh Thương Hàn Gà – Cách Nhận Biết Và Phương Án Xử Lý

Bệnh Thương Hàn Gà

Bệnh thương hàn gà cực kỳ phổ biến và xuất hiện hầu hết ở các giai đoạn của chiến kê. Bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn cách nhận biết, cùng phương pháp điều trị hiệu quả dứt điểm, từ đó khiến chúng trở về lại trạng thái ban đầu nhanh chóng nhất.

Bệnh thương hàn gà là gì? Có nguy hiểm đến chiến kê không?

Bệnh thương hàn gà là gì? Có nguy hiểm đến chiến kê không?
Bệnh thương hàn gà là gì? Có nguy hiểm đến chiến kê không?

Bệnh thương hàn gà hiện đang là một căn bệnh khá phổ biến thường xảy ra bởi vi khuẩn Salmonella. Nó có thể xuất hiện ở bất kỳ giống, độ tuổi, giới tính nào của gà, tuy nhiên triệu chứng xuất hiện cũng sẽ khác nhau, phụ thuộc vào độ lớn của chiến kê.

Với thời gian ủ bệnh chỉ giao động từ 3 đến 4 ngày, với độ lay lan nhanh, cực kỳ nguy hiểm nếu như không xử lý kịp thời và dễ dàng dẫn đến tử vòng. Triệu chứng dễ dàng nhận biết nhất chính là chúng sẽ có dấu hiệu bị tiêu chảy, sụt cân, cũng như không sản xuất được trứng nhiều như trước nữa.

Triệu chứng bệnh thương hàn trên gà con và gà trưởng thành 

Như chúng tôi đã đề cập phía trên, tùy vào độ tuổi mà triệu chứng bệnh thương hàn gà cũng sẽ hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là một số cách nhận biết, từ đó khiến người chăn nuôi xử lý kịp thời:

Triệu chứng trên gà con

Bệnh thương hàn gà này sẽ ảnh hưởng đến các bé non trong thời gian ấp trứng, dấu hiệu đầu tiên có thể nói đến như gà con đã mổ mỏ nhưng bị chết phôi nhiều. Tuy nhiên, nếu như còn sống thì cũng sẽ còi cọc, suy dinh dưỡng, tầm sau 21 ngày cũng sẽ suy yếu và lịm dần đi.

Bên cạnh đó, trong thời gian này chứng cũng sẽ bị tiêu chảy, phân xuất hiện nhầy và dính vào phần hậu môn rất nhiều. Nên tỷ lệ chết khi còn nhỏ cũng cực kỳ cao, hầu như hiếm có con nào có thể vượt qua, nếu không cũng sẽ vô cùng yếu ớt và không được lành lặn.

Trên gà trưởng thành

Triệu chứng trên chiến kê trường thành cũng vô cùng dễ nhận biết như: phân đi sẽ loãng, có màu xanh, mào chuyển màu, cũng như không còn đẹp như trước. Bên cạnh đó, chúng cũng sẽ ngày càng trở nên ốm yếu, không ăn nhiều và sụt cân nhiều. Nếu như để lâu và không xử lý, sẽ dễ dàng dẫn đến tử vong.

Cách điều trị bệnh thương hàn gà hiệu quả nhất 

Khi bạn đã xác định được có một trong số chiến kê đang nhiễm bệnh, ngay lập tức phải thực hiện theo những bước sau:

Cách điều trị bệnh thương hàn gà hiệu quả nhất
Cách điều trị bệnh thương hàn gà hiệu quả nhất

Bước 1: Cách ly và khử trùng toàn bộ 

Đầu tiên, người chăn nuôi cần phải phân loại cách ly những con bị nhiễm bệnh thương hàn gà ra khỏi đàn để điều trị riêng. Sau đó tiến hành khử trùng toàn bộ chuồng và những khu vực xung quanh để mất đi vi khuẩn, thời điểm đẹp nhất là từ 13 giờ đến 15 giờ để tối ưu hiệu quả nhất.

Bước 2: Xử lý triệu chứng và bổ sung thực phẩm 

Sau khi đã cách ly những con bị bệnh ra, tiến hành cắt bỏ phần lông ở hậu môn đi và rửa sạch chúng. Tiếp theo, hạ sốt cho chiến kê bằng Paracetamol, bổ sung kèm thêm các chất như Vitamin C, Glucuse và Vitamin K.

Trong trường hợp, chiến kê phải uống thuốc nhiều ngày liên tục để dứt điểm. Bạn cần phải bổ sung thêm cho chúng nước điện giải, cũng như men tiêu hóa để không làm ảnh hưởng nhiều lên thận và gan.

Bước 3: Tiêu diệt mồng bệnh thương hàn 

Người chăn nuôi hãy bồi bổ sức khỏe cho chúng bằng cách bổ sung thêm chất điện giải thường xuyên, kết hợp với các thuốc điều trị bệnh như Flofenicol, Norfloxacin, Halquynol,…. cho đến khi dứt điểm.

Cách phòng ngừa thương hàn gà hiệu quả và tối ưu 

Để tránh các trường hợp mắc bệnh thương hàn gà, người chăn nuôi cần phải thực hiện theo các phương pháp dưới đây để khiến chiên kê không bị dính phải:

Cách phòng ngừa thương hàn gà hiệu quả và tối ưu
Cách phòng ngừa thương hàn gà hiệu quả và tối ưu
  • Phải sát trùng chuồng trại thường xuyên để đảm bảo sức khỏe, nên duy trì thói quen 1 tần 1 lần. Đặc biệt: Vi khuẩn cực kỳ kị ánh sáng, nên hãy phun thuốc vào thời gian buổi trưa từ 13 giờ đến 15 giờ để tối ưu hiệu quả nhất.
  • Căn bệnh này thường phổ biến lây truyền từ mẹ sang con, nên bạn phải đảm bảo tìm kiếm một nguồn cung uy tín để không bị chết cả đàn và làm ảnh hưởng lớn đến nguồn vốn.
  • Trong trường hợp khi gà con bị mắc bệnh, chúng sẽ rất ốm yếu hoặc không thể lớn lên một cách lành lặn như những con khác. Nên thay vì tập trung chữa bệnh và tốn nhiều công sức, bạn có thể cân nhắc loại bỏ cũng như cách ly chúng khỏi bầy.
  • Vi khuẩn này cực kỳ thích ẩm thấp, lạnh,… Nên hãy thường xuyên theo dõi thời tiết để bổ sung khoáng chất đầy đủ cho chiến kê, phòng ngừa bệnh tật trước các nguy cơ bị mắc bệnh.
  • Nên chuẩn bị thêm một lớp lót chuồng để phòng ngừa trường hợp ẩm ướt và tạo nên vi khuẩn. Tuy nhiên, chỉ nên trang bị vừa đủ chứ không nên quá dày, nếu không sẽ làm chiến kê khó chịu.

Lời kết 

Hy vọng qua những chia sẻ trên, người chăn nuôi đã có thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích trong quá trình nhận biết và điều trị bệnh thương hàn gà hiệu quả rồi. Nếu như còn bất kỳ thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay đến CPC2888 để được giải đáp nhé!